Trang chủ / Chó Cảnh / Chó Husky Siberia
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh quảng cáo

Mua Bán Chó Husky Siberia Ngáo Thuần Chủng

Xem 0 đánh giá
Đã bán 0
Gửi nhận xét của bạn
Đánh giá của bạn:

Nội dung nhận xét

Tên *
Số điện thoại *
Cập nhật hỗ trợ mua hàng
Chính sách bán hàng
Trang trại Mekong Pet chuyên mua bán thú cưng thuần chủng tại Thành phố Hồ Chí Minh​, tổng hợp tất cả các thông tin mua bán thú cảnh thuần chủng toàn quốc...
Chính sách cung cấp
Bảo hành sức khỏe toàn diện
Bảo hành tật lỗi, thuần chủng trọn đời
Bảo hành vận chuyển, ship tận nơi
Giảm 10% khi mua bé thứ 2
Giảm 5% Khi mua phụ kiện
Hỗ trợ tư vấn chăm sóc trọn đời trong quá trình chăn nuôi
QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG
Hợp đông mua bán đầy đủ
Bảo hành sức khỏe toàn diện (liên hệ để biết thêm chi tiết).
Hỗ trợ tư vấn chăm sóc trọn đời.
Hỗ trợ phí giao cún tận nơi
Thu mua lại chó con
Cập nhật chính sách bán hàng

Liên hệ

Liên hệ

-0%
Còn Hàng
Chọn :
Chọn :
THÔNG TIN CHUNG Lịch sử Tính cách Màu sắc Đặc điểm nổi bật Sức khỏe Chăm sóc Môi trường sống

Nguồn gốc giống Chó Husky Siberia

 Husky có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Siberia nước Nga, đây một trong những nơi rất lạnh giá. Những chú Husky đầu tiên đã được phối giống bởi người Chukchi chỉ với mục đích đơn giản đó là tạo ra giống chó có khả năng làm việc và có thể kéo xe hàng trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt.

Phân loại Husky

Husky chia thành 2 loại Husky thuần chủng và Husky lai.

Husky thuần chủng: Có bố mẹ đều cùng một giống và được công nhận bởi các câu lạc bộ chó kiểng Hoa Kỳ (AKC). Những loại Husky thuần chủng phổ biến bao gồm: Husky Siberian, Chinook, Samoyed,...

Husky lai: Có bố/ mẹ là Husky thuần chủng được lai với một số giống chó khác hoặc loài động vật khác như cáo và sói. Husky lai không được các câu lạc bộ chó kiểng cũng công nhận. Những loại Husky thuần chủng phổ biến bao gồm: Pomsky, Huskita, Alusky,...

Các màu lông Husky phổ biến

Chó Husky có rất nhiều màu lông khác nhau, thường gặp nhất là Chó Husky trắng - đen, sau đó là nâu (đỏ) - trắng, xám (phấn) - trắng, trắng, và màu lông hiếm "agouti".

 

Đặc điểm giống Chó Husky Siberia

Husky sở hữu một thân hình thuôn dài, to khỏe và rất săn chắc. Chiều cao trung bình từ 53 đến 58 cm và cân nặng từ 16 đến 30 kg (thường những chú “Ngáo” giống đực sẽ có thân hình nhỉnh hơn những con cái). Loài chó này có một bộ lông dày và có 2 lớp giữ ấm (thường rụng lông 2 lần một năm).

Mũi của chó Husky đặc biệt hơn so với các giống chó khác vì màu mũi của chúng sẽ cùng tông theo màu lông. Lúc nào mũi của chúng cũng hơi ướt một chút. Vào thời tiết lạnh, mũi Husky sẽ chuyển sang màu nâu hoặc màu hồng nhạt nhưng trong mùa hè thì mũi chúng có màu như ban đầu.

Đặc điểm tính cách

Husky sở hữu một đôi mắt hình quả hạnh nhân, hơi xếch lên về phía đuôi mắt toát lên vẻ lạnh lùng, đầy hoang dã. Tuy nhiên, chúng lại có tính cách khá hiền lành, thân thiện và dễ thương. “Ngáo” không có xu hướng sủa, nhưng chúng rất hay hú và đó là cách giao tiếp của chúng với xung quanh. Tuổi đời của giống chó này trung bình trong khoảng từ 12 đến 15 năm.

 

Cách Nuôi giống Chó Husky Siberia

Husky Siberian là giống chó xứ lạnh vì thế khi sống tại Việt Nam, khí hậu chính là rào cản lớn nhất đối với chúng. Thế nhưng, nếu biết cách nuôi cẩn thận và chăm sóc đúng cách thì Husky hoàn toàn có thể thích nghi và phát triển bình thường trong môi trường mới này.

Husky thuộc vào giống chó ưa làm việc, đi lại nên chúng rất thích được đi dạo và chạy nhảy bên ngoài. Dù có bận rộn công việc như thế nào thì bạn cũng nên chắc chắn dành 25-30 phút mỗi ngày để cho Husky vận động. Việc làm này không những giúp “Ngáo” giải phóng năng lượng thừa mà còn hạn chế được việc phách lung tung đồ đạc ở trong căn nhà bạn.

Thức ăn của Husky

Đối với protein và chất béo

Vì Husky có nguồn gốc từ chó sói, nên thịt là món ăn sở trường của chúng. Bạn có thể lưa chọn các loại thực phẩm thịt và nội tạng như: Thịt bò, thịt heo, tim, gan, cật, phổi, lòng, mề, óc,… để bổ sung dinh dưỡng cho Husky. Bên cạnh đó trứng cũng được xem là loại thực phẩm cung cấp protein rất tốt cho chúng.

Đối với chất xơ

Tuy chúng không thích ăn rau, nhưng bạn bắt buộc phải cung cấp chất xơ cho chúng. Bạn có thể trộn chung các loại rau củ với thịt hay những loại thức ăn Husky thích ăn để chúng có thể dễ dàng ăn. Lưu ý nên chế biến cà rốt chín trước khi cho chó Husky ăn.

Đối với tinh bột

Bạn cần cung cấp tinh bột cho Husky để cung cấp năng lượng và giúp hỗ trợ chức năng tiêu hoá của chúng khoẻ mạnh. Thỉnh thoảng trong khẩu phần ăn bạn nên thêm một trong các loại như: Gạo lứt, gạo trắng, gạo lúa mì,…

Chế độ dinh dưỡng của Husky theo giai đoạn

Chế độ dinh dưỡng của Husky khá đặc biệt vì có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về hình thể và diện mạo bên ngoài của chúng. Không phải lứa tuổi nào cũng ăn giống nhau, bạn cần lên kế hoạch và cho ăn một cách điều độ nhất. Vậy khẩu phần ăn của “Ngáo” được chia phù hợp với từng độ tuổi của nhé như sau:

Husky từ 2 – 5 tháng tuổi

Thời điểm này số bữa ăn trong ngày nên chia nhỏ, khoảng 4 bữa/ngày. Lượng thức ăn cho chó trong một bữa nên vừa phải.

Husky từ 5 – 12 tháng tuổi

Số bữa ăn của Husky nên giảm từ 4 xuống còn 3 bữa ăn/ngày. Lượng thức ăn có thể tăng lên so với trước (tùy thuộc vào sức ăn của Husky)

Husky trên 12 tháng tuổi

Husky ở độ tuổi trưởng thành chỉ cần duy trì 2 bữa ăn/ngày với lượng thức ăn/bữa lớn hơn (lưu ý không nên làm Husky quá no)

Cách chăm sóc, vệ sinh Husky

Ngoài việc phải đảm bảo không gian mát mẻ, sạch sẽ, bạn cũng nên chải lông cho chúng thường xuyên để bỏ phần lông rụng, bên cạnh đó cần phải tắm từ 1-2 lần/tháng. Khi tắm phải sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho thú cưng.

Các vấn đề về sức khỏe Husky thường gặp

Các vấn đề về sức khỏe Husky thường gặp gồm: Bệnh về đường tiêu hoá thường do ăn phải thức ăn hay nước uống bị ôi thiu hoặc nhiễm độc, bệnh loạn sản xương hông, biểu hiện các khớp nối trong và khớp ngoài của cún khi mắc bệnh sẽ phát triển khác thường, bệnh về mắt đục thủy tinh thể, loạn dưỡng giác mạc và teo võng mạc tiến triển.

 

Lưu ý khi nuôi Husky

- Cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho chó Husky tùy theo độ tuổi, giai đoạn của chúng.

- Lưu ý chế độ tập luyện hợp lý cho chó Husky. Dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho Husky vận động. tung tăng, thoải mái vui đùa và quan trọng là giải phóng năng lượng thừa trong cơ thể.

- Một trong những điều bạn cần biết khi nuôi chó Husky là những bệnh chúng thường mắc phải và tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh giúp Husky phát triển toàn diện nhất. Cần cho chó Husky đi thăm khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu mắc bệnh, điều quan trọng là phải đưa chúng đi tiêm vắc xin định kỳ để phòng ngừa bệnh dại nhé.

 

Giá bán giống Chó Husky Siberia

Bảng giá chó Husky dưới đây mang tính chất tham khảo, mức giá chính xác có thể thay đổi theo người bán

Từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng: là giá của Husky được nhân giống và sinh sản tại Việt Nam

Từ 9.000.000 - 12.000.000 đồng: đây cũng là những chú chó được sinh tại Việt Nam nhưng có bố, mẹ hoặc cả hai là chó nhập từ nước ngoài với sức khỏe và ngoại hình đạt chuẩn (người bán chỉ cung cấp các hình ảnh và giấy tờ chứng nhận nguồn gốc của bố mẹ)

Từ 12.000.000 - 20.000.000 đồng: là những chú Husky nhập khẩu từ Thái Lan (được cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ bao gồm cả gia phả)

Trên 50.000.000 đồng: là giành cho những chú chó nhập ngoại từ các nước châu Âu, Mỹ hoặc Canada hay đặc biệt là từ Nga.

Lưu ý khi mua Husky

Đặc điểm ngoại hình: Tùy theo nhu cầu và sở thích bạn có thể lựa chọn đặc điểm ngoại hình của chó Husky như thân hình, màu sắc của lông,...

Trực tiếp quan sát Husky trước khi mua: Đầu tiên bạn quan sát chó husky xem có bị dấu hiệu của bệnh ngoài da hay không, khả năng ăn uống ra sao, khi chạy nhảy có nhanh nhẹn không, quan sát hậu môn chó xem có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy không, mặt và mũi có dấu hiệu bệnh hay gì không?

Giống chó: Tùy vào mục đích và kinh tế mà bạn chọn giống theo nhu cầu; chọn giống chó thuần chủng hay lai, thông thường chó thuần chủng có giá đắt hơn từ 3 đến 4 lần.

Nơi mua bán Chó Husky Siberia uy tín tại Tphcm, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước,....

  • Shiba Inu có nguồn gốc từ Nhật Bản cùng nhóm Spitz phương Bắc với chó Akita, Shikoku, Hokkaido, Kishu & Kai. Trong đó Shiba là giống chó nhỏ nhất. Chúng chủ yếu được sử dụng như chó săn các loài chim & thú nhỏ từ khoảng năm 300 trước Công nguyên.
  • Tên gọi Shiba Inu có xuất phát từ một loài cây bụi nơi giống chó này thường đi săn, có màu đỏ giống màu lông của giống chó này. Một giả thuyết khác từ Shiba là từ tiếng Nhật cổ ám chỉ kích thước nhỏ bé của chúng. Có ba dòng Shiba chính được gọi theo nguồn gốc của chúng là: Shinshu Shiba (tỉnh Nagano), Shiba Mino (tỉnh Gifu) & Sanin Shiba (từ vùng Đông Bắc Nhật Bản).
  • Trong chiến tranh thế giới thứ 2, giống chó này gần như bị tuyệt chủng do các cuộc ném bom và điều kiện khác nghiệt thời chiến. Sau chiến tranh, những người yêu mến giống chó này đã tìm kiếm những chú chó Shiba hiếm hoi còn sót lại ở các vùng quê hẻo lánh. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng giống chó Shiba đã được khôi phục và phát triển như ngày nay.
  • Câu lạc bộ chó giống Nhật Bản được thành lập năm 1948. Bộ tiêu chuẩn giống chó Shiba Inu được Hiệp hội bảo tồn giống chó Nhật Bản (Nihon Ken Hozonkai) được cả Câu lạc bộ chó giống Nhật & Hiệp hội chó giống quốc tế FCI (The Fédération Cynologique Internationale) công nhận.
  • Một gia đình người Mỹ đã đưa giống chó này đến Hoa Kỳ năm 1954. Tuy vậy, rất ít tài liệu ghi chép lại và ít người biết về giống chó Shiba Inu Nhật. Mãi cho đến năm 1979, lứa chó Shiba đầu tiên được sinh tại Mỹ. Cũng rất lâu sau đó, năm 1993, Shiba Inu mới được công nhận trong hạng mục "khác" của Câu lạc bộ chó giống Mỹ. Và chỉ được công nhận chính thức vào nhóm "non-sporting" năm 1997.
  • Tại Việt Nam, Shiba Inu mới được biết đến nhiều vào khoảng năm 2016-2018. Dogily Farm là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó giống Shiba từ Nhật & Liên bang Nga về Việt Nam từ giữa năm 2017. Cho đến nay, chúng tôi đã đem đên cho cộng đồng yêu cún cưng Việt Nam hàng trăm bé Shiba Inu thuần chủng, gia phả khủng và ngoại hình chất lượng.
  • Shiba Inu cũng nổi đình đám trong vài năm gần đây qua các sự kiện thử vai Cậu Vàng trong phim Lão Hạc. Tên & hình ảnh giống chó này được lấy cho 2 đồng tiền ảo là Dogecoin & Shiba Inu coin với giá trị có lúc lên đến hàng chục tỷ USD. Shiba Inu cũng là cún cưng của Sơn Tùng MTP & tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk.
  • Shiba Inu rất tốt bụng, nhanh nhẹn & bạo dạn. Chúng có ý chí mạnh mẽ & rất tự tin. Giống chó này thường có suy nghĩ độc lập trong mọi việc. Shiba rất trung thành và tình cảm với gia đinh, nhưng chúng cũng rất cảnh giác đối với người lạ.
  • Shiba không phải là giống chó biết chia sẻ tốt. Chúng luôn có thiên hướng canh gác, đe dọa khi thức ăn, đồ chơi hoặc lãnh thổ của mình bị xâm phạm. Chúng cũng không phải luôn hòa đồng với chó mèo khác. Đặc biệt là giữa chó đực với nhau. Chó Shiba cũng rất tích cực đuổi bắt những con vật nhỏ (mèo, sóc, chim chóc, gà...) mà chúng xem là con mồi.
  • Mặc dù rất thông minh, nhưng Shiba Inu không dễ huấn luyện như chó Golden hay Becgie. Golden, Lab hay Corgi rất vui khi được chủ gọi, còn Shiba thì khác, nó chỉ chạy lại khi thấy thích. Chính tính cách này nên chúng được coi là khá bướng bỉnh. Nhưng suy nghĩ độc lập có lẽ là một cách tốt để thể hiện cá tính riêng của giống chó Nhật Bản này.
  • Mặc dù vậy, tính cách của một chú chó được hình thành bởi nhiều yếu tố. Bao gồm: di truyền, đào tạo & được xã hội hóa. Những chú chó Shiba con có tính cách tốt sẽ luôn tò mò, ham tìm hiểu & luôn vui tươi. Sẵn sàng gần con người và cho bế ẵm. Nên chọn một chú chó có tính cách ôn hòa. Không quá hung dữ khi cắn, đe dọa các con trong bầy hoặc quá nhút nhát trốn mình một góc.
  • Giống như các giống chó khác, chó Shiba cần được xã hội hóa từ khi còn nhỏ. Cho cún tiếp xúc với mọi người, các địa điểm, âm thanh đa dạng. Điều này sẽ giúp chú chó Shiba của bạn trở nên hoàn hảo, toàn diện hơn khi trưởng thành.
  • Shiba Inu có bộ lông dày 2 lới khiến nhìn bề ngoài chúng giống như thú nhồi bông vậy. Lớp lông trong mềm, dày trong khi lớp lông ngoài cứng, thẳng có tác dụng bảo vệ. Chó Shiba rụng lông quanh năm và có 2 mùa rụng lông nhiều nhất trong năm (gần như thay toàn bộ lớp lông mới).
  • Bộ lông của chó Shiba có các màu: vàng trắng (red), trắng & Black Tan. Ngoài ra còn biến thể màu Seasame (những sợi lông có chấm đen trên nền màu đỏ/vàng sậm). Ở chóp đuôi, tứ chi đôi khi xuất hiện các mảng trắng.
  • Chó Shiba khá dễ chăm sóc & chải lông. Bản chất, Shiba Inu tự nhiên khá sạch sẽ & ít mùi hôi. Chúng chỉ cần chải để loại bỏ lông chế, gãy rụng & thoa đều dầu tự nhiên khắp bề mặt sợi lông hay khi vào mùa rụng lông. 
  • Không cần tắm quá thường xuyên cho cún vì sẽ làm khô da & lông. Tốt nhất khoảng 7-10 ngày/lần.
  • Khi chải lông cho cún, bạn nên để ý các vết loét, mẩn đỏ hoặc ve rận. Các vệt ghèn rỉ trên mắt, mũi, miệng và kẽ bàn chân. Mắt cún phải luôn trong, không bị vằn đỏ hoặc có dịch, ghèn rỉ. Việc được kiểm tra thường xuyên sẽ giúp chủ nhân phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn để có hướng xử lý kịp thời.
  • Shiba Inu cần được chải lông thường xuyên. Do giống chó này bị rụng lông quanh năm & nhiều nhất vào 2 mùa rụng lông/năm.
  • Chó Shiba rất thông minh & có khả năng học tập rất nhanh. Tuy nhiên, với cá tính độc lập, Shiba có làm theo hay không là chuyện khác. Những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ rất khó vượt qua thử thách huấn luyện này.
  • Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng Shiba vẫn cần nhiều không gian để vận động do có thể chất của một chú chó săn.
  • Với tính sở hữu cao, Shiba có thể khá "dữ dằn" với chó khác và sẽ "săn bắt" những con thú nhỏ mà chúng coi là con mồi.
  • Nhìn chung, Shiba Inu là giống chó rất khỏe mạnh. Ít khi gặp các bệnh nguy hiểm. Ở giống chó này có thể xuất hiện bệnh teo võng mạc (PRA). Thông thường chó bị bệnh này thường sẽ bị mù khi được khoảng 3 tuổi.
  • Ngoài ra, trong điều kiện Việt Nam, cún thường dễ mắc các bệnh về da, lông do khí hậu nóng ẩm và không được giữ vệ sinh tốt. Hoặc các bệnh do chăm sóc không tốt như viêm phổi, cảm cúm, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Đặc biệt cún con bắt buộc phải được tiêm phòng 7 bệnh, bệnh dại theo quy định. Đặc biệt là Parvo & Care là 2 bệnh đường ruột gây tử vong cao ở chó con dưới 1 tuổi nếu không được chích ngừa cần thận.

Chó Shiba ăn gì, chế độ dinh dưỡng hợp lý?

  • Chó Shiba khá dễ nuôi, bạn có thể cho chó ăn cơm, cháo nấu với thịt, rau củ (với lượng thịt khoảng 20-40%). Ngoài ra bạn có thể cho chó sử dụng thức ăn đóng gói sẵn (hạt khô, ướt, pate cho chó). Lưu ý sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất về khẩu phần, lượng thức ăn mỗi bữa. 
  • Mỗi con chó có một chế độ ăn khác nhau phụ thuộc và kích thước, độ tuổi, mức độ vận động & khả năng hấp thụ. Một chú chó vận động nhiều sẽ cần lượng thức ăn lớn hơn một chú chó lười biếng, ít vận động.

Chăm sóc khác

  • Nên đánh răng thường xuyên cho cún. Tối thiểu 2-3 lần/tuần để răng miệng thơm tho cũng như loại bỏ cao răng và vi khuẩn. Điều này còn giúp ngăn ngừa sâu răng, nướu răng cũng như chứng hôi miệng của chó.
  • Cắt móng thường xuyên 1-2 lần/tháng nếu chó không vận động nhiều để mòn tự nhiên. Lưu ý: tuyệt đối không cắt vào phần chân móng có màu hồng sẽ gây chảy máu khiến chó sợ cắt trong các lần tiếp theo khi thấy đồ cắt móng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nên tham khảo người đã nuôi chó hoặc bác sĩ thú y. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể liên hệ Hotline 247, Dogily sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn ngay lập tức.
  • Kiểm tra tai thường xuyên hàng tuần xem có chất bẩn, mẩn đỏ, ve rận ghẻ ngứa hay mùi hôi không. Khi kiểm tra tai, bạn có thể lau sạch bằng bông chuyên dụng với nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh tai. Không nhét dị vật vào ống tai, chỉ làm sạch phần vành tai bên ngoài.
  • Tập cho chó quen với việc được vệ sinh ngay từ khi còn nhỏ. Thường xuyên kiểm tra bàn chân, miệng của chó. Khen ngợi đúng lúc khi chăm sóc, vệ sinh cho cún để cún thấy việc này là thú vị. Điều này cũng giúp cho việc khám thú y (nếu có) sau này của cún dễ dàng hơn khi trưởng thành.
  • Shiba Inu có thể sống trong điều kiện căn hộ, nhà phố nếu được chơi đùa, tập thể dục đầy đủ. Nếu nhà bạn có một khoảng sân vừa phải thì sẽ tốt hơn nhiều cho cún. Mặc dù có thể sống ngoài trời nhưng Shiba thích sống cùng với gia đình và không hề thích bỏ lại bên ngoài.
  • Hàng ngày, bạn nên dành 30-45 phút để dắt chó đi dạo, chạy bộ hoặc đạp xe. Bạn cũng có thể tập huấn luyện cho chó vừa kết hợp vận động thể chất, tinh thần vừa tăng tính gắn kết giữa cún và chủ.
  • Shiba không thích bị gò bó, đeo cổ hoặc bị xích, mặc dù việc này sẽ tốt cho việc kiểm soát chó. Việc huấn luyện cho cún làm quen với dây xích là cần thiết, mặc dù đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn & thời gian.
VIDEO THÚ CƯNG MEKONG PET

Trang trại thú cưng MEKONG PET bán giống chó phú quốc, chó béc bỉ malinois, chó rottweiler, chó lạp xưởng, mèo anh lông ngắn dài, chim gà cảnh như chim trĩ 7 màu, gà chọi con, gà nòi đòn, gà lôi trắng, chim công, gà tre thái bắc, gà vảy cá, gà rừng. Dịch vụ KS, Spa, phối giống, thú y, thức ăn.

icon
Bán giống chó phú quốc thuần chủng
VIDEO THÚ CƯNG MEKONG PET
18-08-2023
Phản hồi của khách hàng mua chó phú quốc thuần chủng
Cặp đôi chó phú quốc
Bán chó becgie bỉ Malinois
Khách hàng đến trực tiếp lựa chó phú quốc
Chim trĩ 7 màu
Mẹo Vặt Cuộc Sống
NHANH TAY SỞ HỮU 1 EM CHÓ CÙNG BẠN DẠO PHỐ
NHANH TAY SỞ HỮU 1 EM CHÓ CÙNG BẠN DẠO PHỐ
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
GỬI NGAY
Miễn Phí Giao Hàng Toàn Quốc Bắt Đầu Từ Ngày 1-6