Trang chủ / Tin tức & kiến thức / Tin tức / Trại bán giống chim trĩ đỏ - chim trĩ xanh uy tín tại TpHCM - Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước

Trại Bán Giống Chim Trĩ Đỏ, Chim Trĩ Xanh Uy Tín Tại Tphcm, Bình Dương

MEKONG PET - TRẠI BÁN GIỐNG CHIM TRĨ ĐỎ - XANH UY TÍN TẠI TP HCM - MIỀN NAM

Chuyên bán chim trĩ giống uy tín tại tphcm và miền nam

Chuyên bán chim trĩ giống uy tín tại tphcm và miền nam

  • Chuyên bán chim trĩ giống đỏ và xanh từ 1 đến 12 tháng tuổi
  • Bán chim trĩ hậu bị nuôi để lụm trứng, kiếm chim con
  • Bán trứng chim trĩ để ăn & loại trứng có cồ dùng để ấp
  • Bán chim trĩ sinh sản để nuôi làm kinh tế
  • Bán chim trĩ làm cảnh cho biệt thự, sân vườn, khu sinh thái, thả avi,...
  • Hướng dẫn tận tình, tư vấn miễn phí cho người mới bắt đầu
  • Có ship xa các tỉnh, nhận được hàng mới thanh toán
  • Cam kết thuần chủng, hoàn tiền khi không hài lòng

Có ship xa cho các khách hàng ở tỉnh như Cà mau, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Đồng Tháp, An Giang,...

Bán chim trĩ giống con uy tín, cam kết thuần giống không lai tạp

Bán chim trĩ giống con uy tín, cam kết thuần giống không lai tạp

Lý do bạn nên chọn nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ, chim trĩ xanh

Lợi thế của nuôi chim trĩ là không bị dịch bệnh, chim trĩ ăn ít, mỗi ngày cho đàn chim ăn 2 lần, gồm thóc, rau cỏ và chuối băm. Sau 7 tháng thì đàn chim lớn có thể xuất bán được. Thịt chim trĩ ngon, dai (250.000 đồng/1kg) nên được nhiều thực khách, nhà hàng sang trọng ưa chuộng. Do tiền thức ăn ít nên nuôi bán chim trĩ có tiền lời cao.

  • Chim trĩ đỏ khoang cổ dể nuôi, vì đây là loài chim thiên nhiên nên khả năng chống chọi với bệnh tật cao.
  • Để say, chim trĩ mãi đẻ liên tục, mỗi năm có thể khai thác từ 30-50 trứng.
  • Trứng chim trĩ ấp có tỉ lệ nở cao, phát triển, nhân đàn rất nhanh.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đặc biệt là các nhà hàng sang chảnh đặt hàng rất nhiều.
  • Làm cảnh rất sang, thả avi cho biệt thự sân vườn rất thích hợp.
  • Chuồng nuôi đơn giản, dễ làm, có thể tận dụng lại các loại vật tư bỏ hoang
  • Ăn ít, bằng 1/3 gà nên rất tiết kiệm chi phí chăn nuôi
  • Con giống giá phải chăng, dể tiếp cận, nhiều người có thể nuôi được

 

Bảng giá chim trĩ các loại mới nhất

Số ngày tuổi Giá bán VNĐ/con
 Chim Trĩ đỏ 7 ngày tuổi 50,000
 Chim Trĩ đỏ 1 tháng tuổi 120,000
 Chim Trĩ đỏ 2 tháng tuổi 170,000
 Chim Trĩ đỏ 3 tháng tuổi 270,000
 Chim Trĩ đỏ 4 tháng tuổi 370,000
 Chim Trĩ đỏ 5 tháng tuổi 470,000
 Chim Trĩ đỏ trưởng thành 6 – 7 tháng tuổi 580,000
 Chim Trĩ đỏ đang sinh sản dưới 6 tháng   700,000 chim trĩ trống, 800,000 chim trĩ mái

(Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo)

Bạn có thể mua chim trĩ con từ loại mới tách vỏ cho tới vài ngày tuổi, giá chim trĩ con dao động từ 35k – 80k cho loại mới nở tới 1 tháng tuổi.

đặc điểm của chim trĩ đỏ khoang cổ

Đặc điểm của chim trĩ đỏ khoang cổ rất dể nhận biết

Đặc điểm của giống chim trĩ đỏ - xanh

Chim trĩ được đánh giá là một trong những loài chim có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại gia cầm hiện nay. Việc nuôi chim trĩ hiện chưa được nhân rộng ở Việt Nam do người dân vẫn chưa nắm được kỹ thuật nuôi chim trĩ  khoa học nhất. 

Chim trĩ hay còn gọi là chim trĩ đỏ - chim trĩ xanh. Đây là giống chim kiểng đẹp và quý hiếm ở nước ta. Loài chim này có đặc tính ăn tạp và là giống chim đa thê, thích sống thành bầy đàn và có khả năng sống trong không gian chật hẹp. Loài chim này rất thích hợp với việc nuôi nhốt và điều đặc biệt cần chú ý khi quyết định nuôi chim trĩ đỏ chính là chim trĩ con rất khó nuôi. Với giá trị kinh tế cao thì việc lựa chọn loài chim này để nuôi là một lựa chọn kinh doanh khá táo bạo. Nó có thể mang đến cho bạn một cuộc sống sung túc nếu bạn thành công.

 

Cần chú ý gì khi nuôi chim trĩ?

Như đã nói thì đây là loài chim quý và giá trị kinh tế rất cao nên nếu muốn nuôi chim trĩ thì bạn cần phải chú ý đến rất nhiều vấn đề sau:

– Chọn giống chim: Để đảm bảo an toàn khi nuôi thì bạn nên chọn mua những cá thể chim trĩ giốngở thời kỳ 3 – 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị với sức khỏe tốt. Đặc biệt, với những người mới vào nghề không nên vì tiết kiệm mà chọn con giống quá nhỏ. Nó sẽ khiến rủi ro trong việc kinh doanh của bạn cao hơn vì chim con rất khó nuôi.

– Chuồng nuôi chim trĩ thông thường thì không cần phải đầu tư nhiều. Nhưng nếu bạn nuôi chim trĩsinh sản thì phải đảm bảo yếu tố thoáng mát, sạch sẽ .Làm chuồng là một trong những kỹ thuật nuôi chim trĩ khó nhất mà nhiều người thường hay bỏ qua. Chuồng phải đảm bảo được tiêu chí ấm vào mùa Đông và mát vào mùa Hè.Đặc biệt là phải làm vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần/tuầnbằng nước và các thuốc khử theo định kỳ.

nuôi chim trĩ cần nắm kiến tức cơ bản của chăn nuôi gà

Nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ hay chim trĩ xanh cần nắm vững kĩ thuật như nuôi gà

3. Kỹ thuật nuôi các loài chim trĩ cần biết

Hiện nay, thị trường ngoài chim trĩ 7 màu thì có 2 loại chim trĩ đang được chọn nuôi phổ biến nhất là chim trĩ xanh và chim trĩ đỏ. Liệu 2 loại chim này có gì khác biệt? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

  • Chim trĩ xanh

Việc nuôi chim trĩ xanh không quá phức tạp. Bạn chỉ cần lưu ý một số thông tin sau là có thể đảm bảo việc kinh doanh được thuận lợi nhất.

– Thứ nhất là bạn phải chọn vị trí làm chuồng khô ráo, thoáng má và tránh những nơi bí, kín rất dể ủ mầm bệnh. Chất lượng chuồng phải đảm bảo mát mẻ vào mùa Hè và ấm áp vào mùa Đông.

– Thứ hai là nếu bạn lựa chọn mô hình nuôi chim trĩ theo trại thì phải có các vật dụng như: lồng úm, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng như rơm, cát vàng, chất khử trùng, tiêu độc,..Đặc biệt, với mô hình này thì cần phải có thêm lưới quay xung quanh đẻ tránh việc chim bay mất.

– Thứ ba là chim trĩ xanh không kén chọn thức ăn như bạn nghĩ. Thức ăn mà bạn chọn cho chúng cũng giống như gà vậy, với lúa, cám, rau xanh, giun đất, tép tươi, sâu gạo,…

– Thứ tư là khi chim bị bệnh thì cần phải cho uống thuốc với liều mạnh hơn so với gà. Nếu quá nặng thì bạn cần phải cách ly hay tiêu hủy để đảm bảo không ảnh hưởng đến những con khác trong đàn. Đó là kỹ thuật nuôi chim trĩ quan trọng nhất mà bạn cần phải nhớ.

  • Chim trĩ đỏ khoang cổ

Cũng giống như chim trĩ xanh thì chim trĩ đỏ thường hay chim trĩ đỏ khoang cổ cần chú ý rất nhiều về mặt vệ sinh, chuồng trại và thức ăn. Nhưng đặc biệt, vấn để sinh sản của giống chim này cần được quan tâm rất nhiều.

– Vì chim trĩ mái không ấm trứng nên nếu muốn trứng nở bạn phải sử dụng các vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự như gà mái hoa mơ, gà tre để ấp trứng. Ngoài ra thì bạn có thể sử dụng máy ấp gia cầm để ấp trứng.

– Bạn cần biết kỹ thuật nuôi chim trĩ sinh sản khi ấp trứng cần có sự khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm giữa các tuần. Cụ thể là tuần đầu nhiệt độ cần duy trì là 37,5 độ C  và độ ẩm 55 %. Tuần thứ 2 Nhiệt độ để ấp chim là 37,3 độ C và độ ẩm 60 %. Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %.

– Số lượng trứng 1 năm chim trĩ mái đẻ khoảng từ 68-80 quả trúng theo 2 mùa trong năm.

Với một vài thông tin về chim trĩ cũng như một số điều quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi chim trĩ được nêu trên đây thì chúng tôi hy vọng là bạn có thể nắm được cách nuôi loài chim này được chính xác nhất. Đó là chìa khóa mở cánh cửa thành công của bạn đấy.

Biết cách làm chuồng nuôi khoa học sẽ tiết kiệm được nhiều tiền và tăng cao hiệu suất chăn nuôii

Biết cách làm chuồng nuôi khoa học sẽ tiết kiệm được nhiều tiền và tăng cao hiệu suất chăn nuôii

Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim trĩ

1. Yêu cầu chung về chuồng trại:

Nơi đặt chuồng nuôi phải chọn khu đất bằng phẳng cao ráo, thoáng mát, không gần các trại nuôi gia súc, gia cầm khác để tránh sự lây nhiễm chồng chéo.

Chuồng nuôi chim trĩ phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nền chuồng phải bằng phẳng để dễ dàng cho cho công tác vệ sinh chuồng trại. Dưới nền chuồng rải trấu hoặc phôi bào cũng có thể trộn thêm cát đã được phơi khô khử trùng. Bên cạnh đó phải đảm bảo thực hiện được biện pháp an toàn sinh học.

Lưu ý : Vệ sinh chuồng trại thường xuyên định kỳ 2- 3 lần/tuần. Định kỳ cần phun thuốc sát chăn nuôi trùng chuồng trại. Cần kiểm tra chuồng trại thường xuyênn để loại bỏ các vật sắc, nhọn, túi nilong để tránh chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều, chết.

2. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi và chuồng nuôi

Trước khi đưa chim vào trĩ vào nuôi cần phải chuẩn bị mọi dụng cụ cần thiết như: lồng úm, đèn sưởi, máng thức ăn, máng nước uống, chất độn chuồng, thuốc tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi.

Mật độ úm chim trĩ non trong chuồng nhỏ:                                                   

o   Chim từ 0 – 30 ngày tuổi : Mật độ úm từ 40 – 15 con /m2:

o   Chim từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi: Mật độ nuôi 12 – 6 con / m2

o   Chim từ 2 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi: Mật độ nuôi 4 – 2 con /m2

o   Chim từ 3 tháng tuổi trở lên có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con /m2

 

Lồng úm cho chim non từ 1 – 4 tuần tuổi:

Trước khi cho chim non vào lồng úm thì lồng úm và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống trước 15 – 20 ngày. Sau đó để khô phun khử trùng bằng dung dịch Fomol nồng độ 3% phun 2-3 lần hoặc tiêu độc bằng xút 2% (NaOH) với liều 1 lít/m2. Tường xung quanh, nền chuồng cần phải xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch và được quét nước vôi đặc nồng độ 40%. Trước khi thả chim Trĩ non vào nuôi 1 – 2 ngày phun tẩy uế lại bằng dung dịch Formalin nồng độ 3% và đóng kín cửa. Sau khi phun thì 5h sau mở cửa cho thông thoáng để bay hết mùi thuốc sát trùng rồi mới thả chim vào. Hầu như các kiểu úm gia cầm đều phù hợp với việc úm chim Trĩ.

Lồng úm nuôi có kích thước: Chiều cao từ 40 – 50 cm; Chiều dài từ 1,0 m – 1,2 m; Chiều rộng từ 0,7 m – 0,9 m. Xung quanh lồng úm quây bằng cót ép hoặcđược đóng bằng gỗ ép, bên trên lồng úm làm bằng lưới ô nhỏ để tránh chim bay, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà cửa lồng có thể nằm ở phía trên. Lồng này được sử dụng để úm chim non trong 28 – 30 ngày đầu, mỗi lồng có kích thước như vậy có thể úm từ 50 – 80 chim.

 

Chuồng nuôi trĩ giai đoạn từ 5 – 12 tuần tuổi:

Trong giai đoạn này chim Trĩ được thả ra nền chuồng bê tông, bên dưới nền chuồng được rải trấu hoặc phôi bào với độ dày khoảng 5 – 8 cm, có bể cát để chim tắm cát. Chim Trĩ được nuôi thả để cho chim vận động, nhưng xung quanh phải có lưới quây để cho chim khỏi bay đi. Có thể phủ lên những cành cây ở bên ngoài lưới của sân chơi để cho môi trường sống giống với các điều kiện tự nhiê. Sau quá trình ấp, chim trĩ có thể được nuôi khép kín, nhưng nhất thiết cần phải có nơi cư trú đầy đủ. Sân chơi được quây kín bằng lưới thép để ngăn chim thoát ra ngoài.

Để tránh tình trạng chim bay mất, kẹp lông cánh khi chúng được 4 tuần tuổi hay cắt lông cánh ngay ban đầu. Chim trĩ bay rất tốt và rất dễ bị kích thích, bởi vậy chúng nên được nuôi nhốt trong chuồng hoặc các bãi rào được quây kín cẩn thận. Khi chúng bị sợ hãi chúng có thể thoát ra ngoài bay rất xa và mất.

 

Giai đoạn chim sau 12 tuần tuổi:

Trong giai đoạn này đưa chim ra chuồng lớn nuôi với mật độ nuôi 1 – 2 con/m2. Chuồng nên được chia thành nhiều ô khác nhau để dễ cho việc quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim. Nếu việc chia chuồng mà tốn kém thì có thể chọn phương án nuôi chim tập trung.

Tường vây có thể sử dụng lưới B40, lưới mắt cáo hoặc xây lên. Mái chuồng có thể lợp bằng tôn hoặc các loại tấm lợp Bro – ximăng hay vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, nhưng phải đảm bảo chim không thoát ra ngoài.

Nền chuồng dùng cát vàng để dải xuống dưới có thể dải một phần hoặc toàn bộ cát để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần còn lại có thể dùng nền betông hay trồng cỏ trong khoảng sân chơi.

Phần mái chuồng có thể lợp toàn phần hoặc bán phần nhưng phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Với các tỉnh phía bắc vào mùa đông thường có rét đậm rét hại hoặc sương muối, toàn bộ chuồng nuôi nên che chắn cẩn thận bằng vải bạt và thắp bóng sưởi để chim không bị rét. Với các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên quanh năm có khí hậu nóng ấm ít phải che phủ chuồng trại hơn, nhưng cũng phải lưu ý đến các đợt mưa tạt, gió lùa vì đây là trong thời điểm này chim rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, cầu trùng, tụ huyết trùng, thương hàn,…

 

Kỹ thuật làm chuồng chim trĩ lớn :

Chuồng cho chim lớn nên chia thành nhiều ô khác nhau để dễ quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim :

Nếu làm chuồng mới dùng cho nuôi chim trĩ sinh sản có thể thiết kế theo kích thước: Chiều cao  2,5 – 2,8 m, chiều rộng 6 m, chiều ngang 3,5 m. Với ô chuồng có diện tích như này có thể nuôi được 20 -25 chim bố mẹ sinh sản, hoặc 30 – 40 chim hậu bị.

 

Những lưu ý khi mua chim trĩ làm giống

  • Cần tìm đến nơi cung cấp con giống chất lượng để đảm bảo sản phẩm đúng chuẩn
  • Cần kiểm tra kĩ hàng trước khi thanh toán.
  • Tìm mua nơi bán chim trĩ ở địa phương, tránh mua ở xa vì chim mới về khó thích nghi với khí hậu môi trường mới.
  • Cần làm theo hướng dẫn của nơi bán, đảm bảo việc nuôi hiệu quả, ít hau hụt.
  • Tìm nơi bán có thể bao tiêu, hợp tác thu mua lại con giống để đảm bảo chắc chắn bạn có đầu ra
  • Vừa nuôi vừa đăng bài bán trên các hội nhóm để kiếm đơn hàng và tiền xoay vòng
  • Cần làm chuồng sẵn trước khi rước chim về, tránh trường hợp chim bay mất
  • Tham khảo giá cả nhiều nơi trước khi mua để tránh trường hợp bị hớ.

 

Mình nghĩa Xóa
Mình nghĩa
2024-02-29 22:32:55
Muốn mua chim trĩ để mở trang trại kinh doanh
Giá Khanh Xóa
Giá Khanh
2024-02-13 19:35:52
Chim trĩ đỏ, xanh giống 1 cặp bao nhiêu

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

NHANH TAY SỞ HỮU 1 EM THÚ CƯNG ĐỂ GIẢI TRÍ
NHANH TAY SỞ HỮU 1 EM THÚ CƯNG ĐỂ GIẢI TRÍ
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
GỬI NGAY
Miễn Phí Giao Hàng Toàn Quốc Bắt Đầu Từ Ngày 1-6