Các Bệnh Thường Gặp Của Giống Gà Đen H Mông Là Gì? Cách Điều Trị Ntn
mekongpet
Thứ Năm, 07 Tháng Ba 2024
Gà H mông có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, tuy nhiên cần tuân thủ đúng các phương pháp phòng bệnh và lịch trình vaxin để đàn con phát triển tốt
Gà H'Mông là một giống gà đặc biệt phổ biến ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Như bất kỳ giống gà nào khác, gà H'Mông cũng có thể mắc phải các bệnh thường gặp. Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến gà H'Mông bị bệnh:
-
Môi trường không hợp lý: Gà H'Mông cần môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ và khô ráo. Nếu gà được nuôi trong môi trường ẩm ướt, bẩn thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên.
-
Dinh dưỡng không đủ: Gà H'Mông cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để duy trì sức khỏe tốt. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất, protein có thể làm cho gà trở nên suy dinh dưỡng và dễ mắc bệnh.
-
Tiếp xúc với vi khuẩn và virus: Gà H'Mông có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với vi khuẩn và virus từ các gà khác hoặc từ môi trường xung quanh. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp gà bị cô lập kém hoặc không được tiêm phòng đầy đủ.
-
Stress và áp lực: Stress và áp lực có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của gà H'Mông, làm cho chúng dễ mắc bệnh hơn. Các yếu tố gây stress có thể bao gồm chuyển nhà, thay đổi môi trường sống, vận chuyển, giao cư, hay xung đột với các con gà khác.
-
Chăm sóc không đúng cách: Việc chăm sóc không đúng cách như không vệ sinh chuồng trại, không tiêm phòng đầy đủ, không kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể dẫn đến gà H'Mông bị bệnh.
Để giảm nguy cơ gà H'Mông bị bệnh, người chăn nuôi nên đảm bảo cung cấp môi trường sống và dinh dưỡng tốt cho gà, tiêm phòng đầy đủ, kiểm tra sức khỏe định kỳ và giảm stress cho gà. Ngoài ra, nếu gà H'Mông bị bệnh, nên tìm hiểu về triệu chứng và điều trị phù hợp từ các chuyên gia thú y hoặc nhân viên chăm sóc động vật.
Gà H'Mông cũng có thể gọi là giống gà xương đen thịt đen nhưng không phải là gà ác (giống gà đen hiện có ở Long An, thịt đen nhưng lông tơ trắng, nhỏ con) V) MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở Gà H' Mông và cách phòng trị:
Bệnh do virus:
Gồm có bệnh Newcatxon, Gumboro, Đậu gà, Marek và Viêm thanh phế quản truyền nhiễm
Đặc điểm chung của các loại bệnh này là do virus gây ra, lây lan rất nhanh, mạnh, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết cao không thể chữa bằng kháng sinh. Phòng bệnh bằng vaccin.
+ Bệnh Newcastle:
- Biện pháp phòng chống: Không nên nuôi chung gà các lứa tuổi, đảm bảo chuồng luôn sạch và khô ráo, thức ăn nước uống sạch sẽ, ăn đủ chất.
Không nhốt chung gà mới mua về với gà khỏe mạnh.
Cần nuôi cách ly trong vòng 10 ngày. Biện pháp phòng hữu hiệu nhất là sử dụng vaccin phòng bệnh cho gà ở các lứa tuổi theo khuyến cáo của thú y
- Chống bệnh: Khi gà bị Newcastle xảy ra phải báo ngay cán bộ thú y cơ sở, dùng vaccin cho đàn gà khỏe mạnh, bổ xung thêm thuốc bổ tăng sức đề kháng cho đàn gà, cách ly con ốm, tiêu hủy gà ốm chết và rắc vôi bột để cách ly chuồng nuôi với khu vực xung quanh và rắc ở lối ra vào chuồng nuôi.
+ Bệnh Gumboro:
Đặc điểm của bệnh viêm túi Fibricius hay suy giảm miễn dịch hay gặp ở gà 3-6 tuần tuổi, do virus gây ra, virus này sống được lâu trong môi trường. Gà ốm và chết nhiều từ 15 – 20% đàn, không có thuốc đặc trị, phòng bệnh bằng vaccin theo khuyến cáo của thú y.
- Chống bệnh: Khi bị Gumboro ngoài các bước làm như bệnh Newcastle cần cung cấp đủ nước, điện giải, bổ xung B.Complex, Vitamin K và C, AntiGumboro, Phosretic ... do sức đề kháng giảm, gà dể bị ghép các loại bệnh khác, tùy thuộc tình trạng thực tế mà dùng kháng sinh cho phù hợp.
+ Bệnh đậu gà:
Đặc điểm chính của bệnh do virus gây ra, virus có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường, tạo thành các mụn đậu ở những phần không có lông (mào, tích, xung quanh mắt). Các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh, gây tỷ lệ chết cao cho gà con, bệnh xảy ra quanh năm.
- Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh là chính, nuôi cách ly gà con với gà lớn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dùng thuốc diệt côn trùng theo định kỳ và phòng bệnh bằng chủng vaccin theo quy trình của các bác sỹ thú y.
- Trị bệnh: Cật những mụn đậu sau đó bôi dung dịch Glycerin Iot; hoặc xanh Metylen lên mụn đậu, ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần, trường hợp gà bị mụn đậu trong niêm mạc miệng, dùng thuốc sát trùng nhẹ axit Boric 3% hoặc cho gà uống Lugol 1%. Bổ xung Vitamin, nếu bệnh nặng cần bổ sung kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
Các chất thải của gà, độn chuồng, ổ để cần đốt hết. Phun thuốc sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian gà bệnh.
Bệnh do vi khuẩn:
Những bệnh do vi khuẩn thường gặp ở gà như sau: Tụ huyết trùng, Hen gà, E.coli và bệnh Bạch lỵ (Thương hàn gà). Đặc điểm chung của nhóm bệnh này do vi khuẩn gây nên, có tính lây lan cục bộ và dể tái phát, có thể trị bằng kháng sinh.
+ Bệnh tụ huyết trùng:
Có thể phòng bệnh bằng vacci và điều trị bằng kháng sinh
- Phòng bệnh: vệ sinh sạch sẽ, giữ chuồng luôn khô ráo, thức ăn nước uống đảm bảo vệ sinh. Dùng vaccin tụ huyết trùng lần đầu phòng chống cho gà 2 tháng tuổi sau đó 3-4 tháng tuổi nhắc lại một lần: tiêm dưới da cổ hoặc màng cánh liều từ 0,5-1 ml/con.
- Điều trị: Dùng một số loại kháng sinh sau đây: Tetracylin, Neotesol, Enrofloxaxin liều lượng và thời gian điều trị theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác.
+ Bệnh hen gà (CRD):
Các lứa tuổi và giống gà đều mắc, bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt mùa rét và khí hậu nóng ẩm đầu năm. Bệnh thường xuyên tái phát do sức đề kháng của gà giảm hoặc do thay đổi của thời tiết, chăm sóc nuôi dưỡng kém. Lây lan chủ yếu qua đường hô hấp từ gà bệnh sang gà khỏe và cũng có thể truyền từ mẹ sang con qua trứng.
- Phòng và trị bệnh: Chuồng trại thông thoáng khô ráo, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, mật độ gà nuôi phải phù hợp. Khi gà mắc bệnh có thể dùng một số chế phẩm như: Tylosin, Tiamulin, Norfloxaxin, Enrotril điều trị theo khuyến coo của nhà sản xuất. Bổ sung thuốc bổ dưỡng tăng sức đề kháng phòng bệnh kế phát.
Gà H mông nuôi thả tự nhiên có thể phát triển tốt, tự ăn uống bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu
Bệnh do ký sinh trùng (bệnh cầu trùng gà)
Đặc điểm của bệnh là do một loại cầu trùng có kích thước rất nhỏ gây nên, gà mọi lứa tuổi đều mắc, nặng nhất là gà 1-2 tháng tuổi. Bệnh thường xảy ra trầm trọng vào mùa xuân hè khi thời tiết nóng ẩm, gà nuôi chật chội, đệm lốt chuồng ẩm ướt...
- Phòng bệnh: Đảm bảo các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, đặc biệt chú ý giữ cho lớp độn chuồng, sân chơi luôn khô ráo, không nuôi chung các gà khác lứa tuổi, sử dụng NaOH 2% hoặc quét vôi để sát trùng trước khi đưa gà vào chuồng nuôi. Định kỳ dùng thuốc ức chế cầu trùng để ngừa cầu trùng như: Esb3, Baycox... dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Điều trị: dùng các loại thuốc Esb3, Baycon,... với liều điều trị cho cả đàn. Sử dụng Vitamin C, K và chất điện giải. Tách những con gà bị nặng nhốt riêng, trực tiếp đưa thuốc vào miệng gà sẽ khỏi nhanh, thay độn chuồng thường xuyên, rắc vôi vào những chổ ẩm ướt.
Có nhu cầu mua gà đen h mông vui lòng liên hệ 0907420168 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình