Trang chủ / Tin tức & kiến thức / Kiến thức / Vệ sinh, phòng bệnh thường gặp ở chồn hương

Vệ Sinh, Phòng Bệnh Thường Gặp Ở Chồn Hương

Cách nuôi chồn hương hiệu quả ít hau hụt

Cách nuôi chồn hương hiệu quả ít hau hụt

Cách vệ sinh và phòng bệnh cho chồn hương

Định kỳ vệ sinh máng ăn máng uống. Sát trùng bằng cách ngâm, cọ rửa với nước nóng hoặc thuốc sát trùng formol 1% trong 10 – 15 phút, đem rửa sạch phơi nắng khô.

Khu vực xung quanh chuồng phải thường xuyên phát quan bụi rậm, cây cối, phun thuốc sát trùng, rắc vôi.

Thường xuyên dọn dẹp cũi nuôi, sát trùng bằng formol 2% hoặc crezin 3%.

Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, định kỳ sát trùng 2 lần/tháng, có thể sử dụng một trong các dung dịch sát trùng: RTD-Iodine, Benkocid (Navetco), Hankon WS (Hanvet)

Chuồng nuôi cần cao ráo sạch sẽ thoáng mát, cách phân sẽ hạn chế được mầm bệnh

Chuồng nuôi cần cao ráo sạch sẽ thoáng mát, cách phân sẽ hạn chế được mầm bệnh

Khi trong chuồng nuôi có con bị bệnh cần nhốt riêng và chăm sóc đặc biệt, hạn chế mầm bệnh lây lan.

Chăm sóc chồn cái giống hợp lý, không quá gầy mà cũng không quá béo, nếu không sẽ khó mang thai.

- Thức ăn chủ yếu là nguồn thức ăn xanh, kết hợp với 1 ít thức ăn tinh để đảm bảo chồn mẹ phát dục, rụng trứng, thụ thai bình thường.

- Sau khi giao phối nửa tháng, bụng sẽ dần dần to lên,lúc này có thể bắt chồn đực mang ra ngoài, để chồn mẹ có thể nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh trong thời gian mang thai.

Vệ sinh máng ăn sạch sẽ, cho ăn thức ăn tươi mới để đảm bảo chất lượng đường ruột của chồn

Vệ sinh máng ăn sạch sẽ, cho ăn thức ăn tươi mới để đảm bảo chất lượng đường ruột của chồn

Thời gian của chồn mẹ là khoảng 60~65 ngày vào mùa hè, và khoảng 65~70 ngày vào mùa đông, có nhiều lúc thì còn dài hơn. Trong thời gian chồn mang thai, nhất định phải bổ sung nhiều chất albumin, kẽm, phốt pho và nhiều loại khoáng chất, để phòng ngừa chồn mẹ sảy thai thì phải bổ sung nguồn thức ăn xanh có nhiều Vitamin.

- Cùng với chú ý chăm sóc chồn mẹ cẩn thận thì ngoài ra phải đảm bảo nguồn thức ăn tươi, sạch sẽ, phong phú, đa dạng, tuyệt đối không để chồn mẹ ăn thức ăn bị biến chất, hư hỏng, thối mốc, cũng không được đột ngột thay đổi loại thức ăn, cho ăn phải đúng giờ, đúng lượng, để tránh trường hợp bỏ ăn, ỉa chảy, sảy thai, thiếu sữa, thai bị chết lưu.

- Thức ăn tinh có thể chế biến theo cách 1, 3 như đã nói ở trên, trong trường hợp khó có thể chế biến thức ăn cho chồn thì có thể đi mua thức ăn chăn nuôi cho lợn con, lúc cho chồn ăn thì chú ý bổ sung thêm lượng nước. Về thứ ăn xanh thì có thể dùng cỏ voi, lá ngô non, cà rốt làm thức ăn xanh chủ yếu. Ngoài ra còn cần đảm bảo nhu cầu về nước uống và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

 

- Sau khi chồn mẹ thụ thai thì phải tách chồn đực ra, chỉ nuôi riêng chồn mẹ còn phải duy trì không gian yên tĩnh, tuyệt đối không để chồn nhung đen bị kinh sợ. Ngoài ra tuyệt đối không cho người lạ đến tham quan, không tiến hành đổi chuồng hoặc vận chuyển, để tránh bị sảy thai.

- Trong chuồng nuôi phải lót lớp cỏ mềm, khi chồn mẹ có dấu hiệu bị táo bón thì phải tăng lượng thức ăn xanh có chứa nhiều nước, đến khi phân trở lại bình thường thì trở lại chế độ ăn bình thường.

Cần tham quan nhiều trại chồn hương để rút tỉa kinh nghiệm cho mình

Cần tham quan nhiều trại chồn hương để rút tỉa kinh nghiệm cho mình

- Sau khi chồn mẹ mang thai khoảng 60 ngày thì bước vào thời kỳ sắp sinh, trước khi sinh khoảng 5~6 ngày, vú to lên trông thấy, cử động chậm chạp, dáng đi nặng nề, khó di chuyển, thậm chí còn bị nôn - Trước khi sinh khoảng 2~3 ngày, chồn mẹ sẽ ăn ít

hoặc bỏ ăn, lúc này không được ngộ nhận là chồn mẹ bị bệnh rồi cho uống thuốc mà phải hết sức tránh làm kinh động đến chồn mẹ, nếu có điều kiện thì có

thể dùng vải đen hoặc ván gỗ để che kín cửa chuồngđể cho chuồng trại tối, ít ánh sáng, đồng thời rải lớp lót bằng cỏ khô mềm, để chồn mẹ có thể sinh chồn con trong yên tĩnh.

- Lúc sắp sinh, chồn mẹ sẽ rên “gu gu”, âm hộ củachồn mẹ sẽ chảy ra một ít nước ối và máu, và bắt đầu sinh chồn con. Quá trình sinh chồn con kéo dài trong 1~2 giờ đồng hồ.

 

- Chồn cái mang mới mang thai từ khi phối tới 40 ngày cho ăn như chồn cái bình thường. Từ 41-đẻ

ngày cho ăn 155 – 200g cỏ voi 7-10g cám thỏ.

Chồn đực giống

Thức ăn cho chồn đực giống phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo cho chồn đực khoẻ mạnh, không được béo quá cũng không được gầy quá, đáp ứng được yêu cầu phối giống tốt. Nếu béo quá sẽ dễ mất đi khả năng phối giống.

- Khi cho ăn thức ăn xanh, nên cho ăn nhiều cỏ voi, lá ngô non, búp ngô non, lá mía, củ cải; không được cho ăn các thức ăn làm giảm số lượng tinh trùng. Nên cho ăn thức ăn dạng viên, cũng có thể sử dụng thức ăn cho lợn con hoặc tự chế biến thức ăn tinh như phương pháp 1 đã đề cập ở trên.

- Do chồn đực giao phối nhiều, hoạt động nhiều n lượng dinh dưỡng tiêu hao lớn, lượng thức ăn mỗi ngày phải đảm bảo các chất: Abumin, vitaminA, B).B2, E, mỗi ngày cho ăn 1- 2 lần, ngoài ra phải bồ sung thêm nước. Mỗi con trung bình lượng cỏ voi khoảng 155-200g, 50-60g nước.

- Cho chồn phối giống mỗi ngày 1- 2 lần, nhiều nhấ không quá 4 lần.

- Mùa xuân và mùa thu mát mẻ, khả năng giao phối của chồn đực tăng mạnh, mùa hè nhiệt độ cao khả

năng giao phối của con đực giảm, tỉ lệ thụ thai thập Nên trong mùa hè cần chú ý làm tốt công tác chống nóng giảm nhiệt để nâng cao hiệu quả phối giống.

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết
NHANH TAY SỞ HỮU 1 EM CHÓ CÙNG BẠN DẠO PHỐ
Miễn Phí Giao Hàng Toàn Quốc Bắt Đầu Từ Ngày 1-6
*
*
*
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
CÔNG TY TNHH MEKONG PET Hotline : 0907420168
NHANH TAY SỞ HỮU 1 EM CHÓ CÙNG BẠN DẠO PHỐ