Trang chủ / Tin tức & kiến thức / Kiến thức / Hướng dẫn xử lí chống cắn mổ ở gà chọi và chim trĩ giống, chim trĩ 7 màu

Hướng Dẫn Xử Lí Chống Cắn Mổ Ở Gà Chọi Và Chim Trĩ Giống, Chim Trĩ 7 Màu

CHỐNG CẮN MỔ CHO GÀ CON (HỮU HIỆU NHẤT) CHỈ BẰNG THAO TÁC ĐƠN GIẢN.

( dành cho ace chăn nuôi nhỏ ) gà chọi con, chim trĩ giống con từ 15 ngày tuổi, đã biết CẮN MỔ nếu trong đàn 1 con cắn mổ, chỉ cần tách ra là có thể tạm ổn, nhưng cả đàn XÚM LẠI CẮN MỔ ( thì rất khó trị )

gà chọi đá và cắn mổ nhau đến chết

Gà chọi đá và cắn mổ nhau đến chết

CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ: khi gà con được 15 ngày tuổi.

THẬT ĐƠN GIẢN.CHỈ CẦN LẤY ( RAU, CỎ, LÁ CÂY ) cột lại từng bó treo trong lồng, treo 4 góc chuồng.

THỜI GIAN TREO ( SAU BỮA ĂN SÁNG ) thời gian nầy sau khi ăn no.gà con bắt đầu bay nhảy, nô đùa, thậm chí cắn mổ với nhau, con nào bị cắn có vết thương MÀU ĐỎ là cả đàn xúm lại cắn xé tơi tã.

KHI CÓ RAU, CỎ, LÁ CÂY, ĐỂ CHÚNG CẮN MỔ SẺ QUÊN ĐI CHUYỆN CẮN MỔ VỚI NHAU,  đàn gà không bị vết thương làm mất sức, gà con được khỏe mạnh.lại có bộ lộng đẹp.

SAU 1 THÁNG THẢ RA MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN, KHÔNG GIAN RỘNG RÃI, GÀ SẺ KHÔNG CÒN CẮN MỔ NỮA.

Cho ăn nhiều rau xanh là cách bổ sung chất dinh dưỡng còn thiếu cho đàn gà cắn mổ nhau

Cho ăn nhiều rau xanh là cách bổ sung chất dinh dưỡng còn thiếu cho đàn gà cắn mổ nhau

NGOÀI RA CHÚNG TÔI CÒN CUNG CẤP THÊM KIẾN THỨC VỀ VIỆC CHỐNG CẮN MỔ NHAU THEO PHƯƠNG DIỆN KHOA HỌC, ĐÂY LÀ MỘT LOẠI BỆNH 

Bệnh gà chọi đòn, chim trĩ giống 7 màu cắn mổ nhau là một trong các dạng bệnh thần kinh của gà, thường xảy ra khi môi trường đông đúc, suy nhược, gà bị stress, bị kích thích cắn nhau, máu chảy ra tăng sự kích thích lẫn nhau. Nếu không được cách ly đúng cách, cả đàn gà sẽ cắn nhau gây thiệt hại lớn cho cả đàn.

Ngày nay, diện tích chăn nuôi ngày càng thu hẹp, không khí ngày càng ngột ngạt, chăn nuôi công nghiệp mật độ cao, gà cắn ngày càng nhiều, người chăn nuôi cần phát hiện bệnh sớm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng gà cắn mổ nhau rất dễ phát hiện nhưng do nhầm lẫn với gà chọi con mổ tự nhiên nên người nuôi thường bỏ qua. Các triệu chứng cụ thể của bệnh cắn mổ gà như sau: gà thường mổ nhau ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như mổ chân, mổ lông, mổ mào, mổ mắt, mổ cánh, mổ đuôi, mổ hậu môn. Đặc biệt khi chảy máu sẽ kích thích cả đàn cùng mổ vào vị trí đó, máu sẽ dính vào đầu những con gà khác và chúng sẽ quay sang mổ lẫn nhau.

Hậu quả của bệnh gà cắn mổ nhau

Việc gà cắn mổ nhau có thể không gây hậu quả lớn trước mắt, nhưng nếu để xảy ra hiện tượng này trên diện rộng thì lâu dài sẽ gây ra hậu quả lớn. Nhiều vết thương trên mình gà, da, chân, cánh… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều con sẽ chết vì mất máu, thiếu ăn uống, suy kiệt dần rồi chết.

Nguyên nhân và cách điều trị

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, gồm nguyên nhân do di truyền, môi trường sống, hoặc có thể là do chế độ ăn, hình thể gà…Thực tế các nguyên nhân này vẫn thường xảy ra đồng đều; và chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Dưới dây sẽ phân tích cụ thể hơn ở từng nguyên nhân:

Môi trường sống mật độ cao

Hiện nay, việc phát triển chăn nuôi gà quy mô lớn mạnh hơn trước, diện tích chăn nuôi ngày càng thu hẹp khiến mật độ chăn nuôi ngày càng tăng. Thực tế cho thấy mật độ nuôi càng cao thì gà mổ càng nhiều, tỷ lệ chăn nuôi hợp lý để gà tăng trưởng tối ưu là 7-9 con / m2.

Nhiệt độ môi trường

Thời tiết nắng nóng hoặc nhiệt độ trong chuồng khiến gà càng bực bội, chúng trở nên hung dữ và cắn nhau nhiều hơn. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo rằng ngôi nhà được thông gió tốt và nhiệt độ luôn dưới 35 ° C.

Thức ăn và nước uống

Tình trạng thiếu thức ăn hay nước uống trong máng cũng dẫn đến gà tranh nhau; cắn mổ nhau để tranh dành thức ăn. Những con nhỏ và yếu hơn sẽ bị đẩy ra ngoài nhanh chóng; chúng cũng thường bị các con lớn tấn công, máu và vết thương sẽ làm tăng kích thích với những con gà khác. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, một là cần cung cấp đủ thức ăn và nước uống hàng ngày; hai là tách riêng những con gà có thể hình nhỏ và yếu hơn sang chuồng nuôi khác.

Chất dinh dưỡng mất cân bằng trong thức ăn

Trong thức ăn cần cung cấp đầy đủ và cân bằng các thành phần năng lượng; tinh bột, chất xơ, protein, axit amin, các loại vitamin; chất khoáng…..Mất cân bằng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cũng làm cho gà có những thay đổi trong hoạt động hàng ngày.

Mức độ chiếu sáng trong chuồng nuôi

Ánh sáng rất cần thiết trong chuồng nuôi; tuy nhiên nếu mức độ quá mạnh và kéo dài sẽ làm cho gà trở nên căng thẳng hơn; dẫn tới chúng cắn mổ nhau nhiều hơn.

Gà khác loại

Trong cùng một chuồng nuôi lớn với số lượng gà lớn nên những con gà có kích thước nhỏ; màu sắc khác nhau, độ tuổi khác nhau; những điều khác nhau này sẽ kích thích tính tò mò của gà; và dẫn tới hiện tượng cắn mổ nhau. Vì vậy cần phải chọn lọc đồng đều gà nuôi trong cùng một chuồng trại; để hạn chế khả năng cắn mổ nhau.

Ngoài các nguyên nhân chính được kể ở trên; thì vẫn còn nhiều nguyên nhân khác cũng dẫn tới hiện tường gà cắn mổ nhau. Tuy nhiên khi chúng ta xử lý được các vấn đề trên; thì bạn sẽ hạn chế tối đa hiện tượng gà, chim trĩ giống mổ nhau.

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Bán chó phú quốc màu đen tuyền

mekongpet

Thứ Bảy, 24 Tháng Hai 2024

Bán chó phú quốc màu đen tuyền
Hướng dẫn nuôi chó phú quốc sinh sản

mekongpet

Thứ Bảy, 24 Tháng Hai 2024

Hướng dẫn nuôi chó phú quốc sinh sản
Lợi ích dinh dưỡng của thịt chim trĩ

mekongpet

Thứ Bảy, 24 Tháng Hai 2024

Lợi ích dinh dưỡng của thịt chim trĩ
Chim công thuộc bộ nào?

mekongpet

Thứ Bảy, 24 Tháng Hai 2024

Chim công thuộc bộ nào?
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết
NHANH TAY SỞ HỮU 1 EM CHÓ CÙNG BẠN DẠO PHỐ
Miễn Phí Giao Hàng Toàn Quốc Bắt Đầu Từ Ngày 1-6
*
*
*
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
CÔNG TY TNHH MEKONG PET Hotline : 0907420168
NHANH TAY SỞ HỮU 1 EM CHÓ CÙNG BẠN DẠO PHỐ